Điện mặt trời nối lưới: Xu hướng không xa

08/12/2011

Năng lượng từ thủy điện, nhiệt điện mặc dù có ưu thế giá rẻ nhưng không phải là nguồn tài nguyên vô tận, thậm chí còn gây tổn hại đến môi trường. Do đó, nhiều quốc gia đã tìm đến các nguồn năng lượng sạch để thay thế như gió hay là ánh sáng mặt trời.

Năng lượng từ thủy điện, nhiệt điện mặc dù có ưu thế giá rẻ nhưng không phải là nguồn tài nguyên vô tận, thậm chí còn gây tổn hại đến môi trường. Do đó, nhiều quốc gia đã tìm đến các nguồn năng lượng sạch để thay thế như gió hay là ánh sáng mặt trời.

Là một trong số ít chuyên gia hàng đầu về công nghệ điện mặt trời tại Việt Nam từ những năm 1980, Tiến sĩ Lê Hoàng Thị Tố đã cùng các cộng sự ở Viện Vật lý TP.HCM nghiên cứu và triển khai nhiều hệ thống điện mặt trời, phục vụ cho các lĩnh vực như điện khí hóa nông thôn, bưu chính viễn thông…

Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống trên đều là loại độc lập, chỉ giải quyết cho vùng chưa hòa vào điện lưới nên phải kèm ắc-quy để trữ điện, phần này chiếm khoảng 20% giá trị toàn bộ thiết bị. Nhận thấy xu hướng điện mặt trời trong tương lai sẽ không chỉ phục vụ cho địa bàn chưa nối vào lưới điện quốc gia mà còn ở cả thành phố, Tiến sĩ Tố đã cùng các cộng sự nghiên cứu và thử nghiệm thành công hệ thống điện mặt trời nối lưới.

He-thong-dien-nang-luong-mat-troiCông nghệ Việt, tiêu chuẩn ngoại

Do các tấm pin mặt trời thuộc hệ thống điện mặt trời nối lưới thường được lắp trên mái nhà, nơi nhận ánh nắng tốt nhất nên còn được gọi là mái nhà điện mặt trời nối lưới. Công suất của các pin mặt trời là yếu tố chính quyết định lượng điện cung cấp cho người dùng.

Trung bình 1 kWp pin mặt trời (kWp là đơn vị đo lượng năng lượng sinh ra thường sử dụng cho các thiết bị năng lượng mặt trời, 1 kWp = 1.000 Wp) cần một diện tích khoảng 9 m2 và có khả năng sản xuất ra 4-5 kWh/ngày, tức 150 kWh/tháng. Dòng điện sinh ra từ hệ thống sẽ được sử dụng cho các thiết bị điện trong nhà giống như điện từ lưới điện.

Nếu công suất điện mặt trời sinh ra lớn hơn công suất điện tiêu thụ, lượng điện thừa sẽ được nạp vào hệ thống ắc-quy. Ngược lại, khi lượng điện tiêu thụ lớn hơn lượng điện mặt trời sinh ra (vào ban đêm hay lúc trời nhiều mây) thì nguồn điện sử dụng sẽ được lấy từ lưới điện như bình thường, hoặc từ hệ thống ắc-quy (nếu điện lưới bị cúp).

Theo Tiến sĩ Tố, mái nhà điện mặt trời nối lưới hoạt động tuyệt đối an toàn, không gây ảnh hưởng đến lưới điện quốc gia và việc kết nối cũng giống như các thiết bị điện thông thường. Hệ thống còn có tác dụng hỗ trợ lưới điện giảm tải vào giờ cao điểm, giảm tiền điện mỗi tháng cho người sử dụng, bán điện ra lưới điện quốc gia (nếu Việt Nam cho phép, chính sách này đã được chính phủ nhiều nước thực hiện nhằm hỗ trợ, khuyến khích việc sử dụng năng lượng sạch). Và quan trọng hơn là điện sinh ra từ mái nhà điện mặt trời nối lưới có thể thay thế một phần điện lưới bằng nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.

Tuổi thọ của mái nhà điện mặt trời nối lưới là 25 năm. Sau khoảng thời gian này, các tấm pin mặt trời sẽ bị suy giảm từ 10-15% công suất.

Đặc biệt, mái nhà điện mặt trời nối lưới của Tiến sĩ Tố và các cộng sự được thiết kế phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, có khả năng cung cấp điện vào ban đêm và khi điện lưới bị cúp nhờ thêm ắc-quy trữ điện. Ắc-quy chính là điểm khác biệt của công nghệ mái nhà điện mặt trời nối lưới Việt Nam so với nhiều nước, những nơi điện lưới ít khi bị cúp. Hơn nữa, khách hàng có thể dùng ắc-quy để điều chỉnh công suất điện tùy theo nhu cầu sử dụng.